Đối tượng

Tia X hay X-quang là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao. Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên thường được dùng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế, đặc biệt là chẩn đoán hình ảnh. Đây là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp bác sĩ quan sát sâu bên trong cơ thể để chẩn đoán bệnh mà không cần phẫu thuật.

Dựa vào hình chụp X-quang, bác sĩ sẽ biết được hình thái và cấu trúc cơ thể, giúp phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác các bệnh lý, đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, hạn chế các thủ thuật điều trị không cần thiết.

Những trường hợp được chỉ định chụp X-quang gồm:

  • Quan sát vùng bị đau
  • Theo dõi tiến triển của bệnh (loãng xương, thoái hóa khớp…)
  • Theo dõi kết quả điều trị
  • Khảo sát một số bệnh lý như: viêm khớp, u vú, tắc mạch, bệnh phổi, ung thư xương, gãy xương, tim mạch, nhiễm trùng, bệnh về răng,…

Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng tia X lại rất độc hại. Vì vậy, người bệnh nên chọn cơ sở y tế có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, bác sĩ lành nghề và trang thiết bị hiện đại.

Thông tin chung

Nhiều người lầm tưởng loãng xương là quá trình lão hóa tự nhiên và không thể tránh khỏi khi lớn tuổi, tuy nhiên, các chuyên gia y tế khẳng định rằng loãng xương hoàn toàn có thể phòng ngừa và làm chậm tiến trình lão hóa nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng – vận động đúng cách. Và đo mật độ xương là một trong những phương pháp giúp phát hiện sớm tình trạng loãng xương, từ đó có giải pháp can thiệp kịp thời.

Đo mật độ xương là gì?

Đo mật độ xương (còn gọi là kiểm tra mật độ khoáng xương) là tiêu chuẩn quan trọng giúp xác định xem người bệnh có bị loãng xương hay không. Loãng xương là một bệnh với đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng dẫn đến tình trạng xương yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương.
 Đo mật độ xương được thực hiện ở các vị trí trung tâm như xương vùng khớp háng hoặc cột sống thắt lưng để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị.

Đo mật độ xương bằng phương pháp nào?

Hiện tại phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất chính là DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) scan được thực hiện tại Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động NutriHome. Phương pháp này dùng tia X để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương, thường được đo ở gót chân, cột sống, hông, tay hoặc cổ tay. Mật độ xương càng cao thì xương càng chắc khỏe và nguy cơ gãy xương thấp. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994 về đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DEXA như sau:

  • Mật độ xương bình thường: T score từ -1SD trở lên;
  • Giảm mật độ xương (Osteopenia): T score dưới -1SD đến -2.5SD;
  • Loãng xương (Osteoporosis): T score dưới -2.5SD
  • Loãng xương (Osteoporosis): T score dưới -2.5SD

Nguyên tắc hoạt động máy DEXA: Trên hai khu vực chính là háng và cột sống. Do loãng xương ảnh hưởng đến tất cả cơ thể, đo mật độ xương ở một vị trí có thể dự đoán được gãy xương ở các vị trí khác. Ví dụ đo mật độ xương háng cho phép dự báo tốt nguy cơ gãy xương háng so với mật độ xương ở các vị trí khác

Đặt lịch khám ngay
028.39.700.886