Chậm tăng cân

Suy dinh dưỡng - Biếng ăn / 26.02.2021

Chậm tăng cân ở trẻ em là tình trạng tăng cân ít hơn so với chuẩn tăng trưởng về cân nặng theo tuổi và giới của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006, 2007.


Phát hiện “chậm tăng cân”

Trong những tháng đầu sau khi sinh trẻ tăng cân rất nhanh, khi lớn hơn, tốc độ tăng cân chậm dần theo tháng tuổi khiến các bà mẹ lầm tưởng là con mình đang bị chậm tăng cân. Sau đây là chuẩn tăng cân của trẻ em (theo Tổ chức Y tế Thế giới năm  2006,2007):

 

Tuổi

Chuẩn tăng cân mỗi tháng

(g/tháng)

0 – 3 tháng

800 – 1.200

4 – 6 tháng

500 – 600

7 – 9 tháng

300 – 400

10 – 12 tháng

250 – 300

13 – 24 tháng 

200 – 250

25 – 72 tháng

200

≥ 6 tuối

200


Trẻ không tăng cân hoặc tăng cân không đủ chuẩn liên tục trong 2 tháng được xem là chậm tăng cân.

“Chậm tăng cân” không chỉ vì nghèo


Khi nền kinh tế phát triển, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ em cũng thay đổi, các nguyên nhân thường gặp hiện nay là:
  • Chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi
  • Không được bú sữa mẹ
  • Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, nhiễm trùng đường ruột…)
  • Thay đổi môi trường sống liên tục.
  • Biếng ăn
  • Kém tiêu hóa - hấp thu

Họ hàng của “chậm tăng cân”

“Tăng cân đúng chuẩn” thể hiện cơ thể trẻ đang lớn lên từng ngày. Khi trẻ không nhận đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết, các hệ - cơ quan sẽ không có đủ nguyên liệu để tăng trưởng dẫn đến tình trạng chậm tăng cân.

Khi “chậm tăng cân” kéo dài trong 2 – 3 tháng, cơ thể bị cạn kiệt dần nguồn năng lượng và các dưỡng chất dự trữ, trẻ sẽ bị quấy nhiễu bởi  những người “họ hàng gần của chậm tăng cân”, như chậm tăng chiều cao, thiếu máu, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi, táo bón, kém tiêu hóa – hấp thu và các bệnh lý nhiễm trùng.

Về lâu dài, trẻ có thể bị nhiều họ hàng vây quanh cùng một lúc, như vừa bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, vừa suy dinh dưỡng thể thấp còi…

Hành trình cải thiện “chậm tăng cân” ở trẻ:

Chế độ ăn đa dạng và phù hợp với lứa tuổi

Sự chuyển tiếp chế độ ăn và tiếp cận đa dạng các thực phẩm dựa vào số răng, khả năng tiêu hóa – hấp thu của trẻ, cụ thể là:
  • 0 – 6 tháng: Bú mẹ hoàn toàn
  • 7 – 9 tháng: Ăn bột
  • 10 – 18 tháng: Ăn cháo
  • 18 – 24 tháng: Tập ăn cơm.
  • Trên 24 tháng: Ăn bữa chính cùng với gia đình.

Thực phẩm giúp tăng cân:

Chất béo: 1g dầu hoặc mỡ, bơ… cung cấp cho cơ thể 9Kcal (gấp đôi so với 1g chất đạm, chất bột – đường), chất béo còn là dung môi hòa tan giúp các vitamin A,D,E,K được hấp thu tối đa vào cơ thể hỗ trợ tăng chiều cao, tăng khả năng chống bệnh; mỗi bữa ăn của trẻ “chậm tăng cân” cần 10ml chất béo.

Sữa: Nên chọn loại sữa được bổ sung các dưỡng chất có lợi, giúp trẻ giảm dần sự quấy nhiễu của họ hàng, như:
  • MCT, là chất béo dễ tiêu hóa – hấp thu.
  • DHA và Taurine giúp não luôn phát triển tốt trong quá trình khắc phục “chậm tăng cân”
  • Sắt giúp hồi phục thiếu máu
  • Can xi nano và vitamin D giúp hồi phục chiều cao
  • Lysin, vitamin nhóm B tạo sự ngon miệng
  • Vitamin A,E,C và kẽm làm giảm tần suất bệnh
  • Chất xơ hòa tan (FOS/Inulin) giúp phòng ngừa táo bón.

Điều trị bệnh khoa học:

Trẻ ‘chậm tăng cân” kéo dài cần được khám – tư vấn dinh dưỡng, điều trị bệnh theo toa bác sĩ và chủng ngừa đầy đủ.
BSCK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương
Viện Phó Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TPHCM
 

 

Người viết: admin

Theo dõi