Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị

Dinh dưỡng cơ bản / 21.10.2021

Khái niệm: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị là lượng ăn vào của một chất dinh dưỡng đảm bảo đáp ứng nhu cầu hành ngày về chất đó cho hầu hết (97,5%) các cá thể trong quần thể khỏe mạnh, mức nhu cầu này được tính theo tuổi, giới, tầm vóc, tình trạng sinh lý và loại hình lao động. Bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người dân của một quốc gia là những khuyến nghị về nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất theo lứa tuổi, giới tinh, loại hình lao động và tình trạng sinh lý và theo thói quen ăn (uống ) cho người dân nước đó. Bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị là cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ cấu bữa ăn của người dân một nước.

Cơ sở khoa học:
Cơ sở khoa học để xây dựng “Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị - RDA” của một quốc gia bao gồm:
  • Dựa theo các khuyến nghị của các tổ chức uy tín trên thế giới như: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization – FAO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s Find – UNICEF).
  • Tham khảo các khuyến nghị của các nước cùng khu vực (Đông Nam Á, Châu Á...) và đặc biệt là các quốc gia lân cận.
  • Căn cứ trên tình hình an ninh thực phẩm quốc gia.
  • Dựa vào tầm vóc, cách ăn uống, lối sống, điều kiện lao động và mô hình các bệnh lý liên quan đến lối sống trong nước và trên thế giới.
 
Sự khác biệt giữa các khái niệm về nhu cầu chất dinh dưỡng:
  EAR, RDA, AL UL DG
Mục đích Tránh thiếu do khẩu phần ăn vào không đủ Tránh các tác dụng có hại do khẩu phần ăn quá nhiều Phòng các bệnh liện quan đến lối sống
Phương pháp nghiên cứu Cá nghiên cứu dịch tể học và thử nghiệm Các trường hợp được ghi nhận Các nghiên cứu dịch tể học
Khoảng thời gian để phát triển các vấn đề sức khỏe Vài tháng   Vài năm
Số lượng nghiên cứu Cực hiếm à nhiều Cực hiếm à một vài Nhiều
EAR (Estimated Average Requirement): Nhu cầu trung bình ước tính
RDA (Recommended dietary alloowance): Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị
AL ( Adequate Intake): Mục tiêu tiêu thụ
UL (Tolerable upper intake limit): Giới hạn tiêu thụ tối đa
DG (Dietary goal): Mục tiêu chế độ ăn
 
Các nội dung cơ bản của một Bảng Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị:
  • Các khái niệm và các từ, ngữ dùng trong Bảng Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị (đa số là các từ, cụm từ dùng chung trên toàn thế giới).
  • Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng
  • Nhu cầu khuyến nghị về các chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, chất bột đường) và tỷ lệ hợp lý của các chất này trong khẩu phần để mang lại các lợi ích sức khỏe.
  • Nhu khuyến nghị về các khoáng chất, bao gồm: Các chất khoáng đa lượng (can xi, Phospho, Magiê) và các chất khoáng vi lượng (sắt, kẽm, iốt, selen, đồng, crom. Mangan, flour)
  • Nhu cầu khuyến nghị về vitamin, bao gồm: các vitamin tan trong chất béo (A,D,E,K) và các vitamin tan trong nước (các viatmin nhóm B, vitamin C, Choline)
  • Nhu cầu khuyến nghị nước và các chất điện giải (Natri, Kali, Clo)
  • Bảng tóm tắt của các Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị.
Mỗi quốc gia đều có Bảng Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị riêng, bảng Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị cho người Việt Nam đầu tiên được xuất bản vào năm 1996, sau đó là các bảng được điều chỉnh dần cho ngày càng phù hợp lần lượt xuất bản vào các năm 2003, 2007, phiên bản hiện tại đang sử dụng trên toàn quốc được xuất bản vào năm 2016.
 
Vai trò của Bảng Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị:
Bảng Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị giúp ích cho nhiều nhóm đối tượng, trong đó có 2 nhóm đối tượng quan trọng là:
  • Nhà nước lập kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu hợp lý, đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia.
  • Người dân chọn lựa và xác định được số lượng thực phẩm cần cho bản thân và gia đình để có được tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tốt.
 
MỘT SỐ NHU CẦU DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ CHO NGƯỜI VIỆT NAM 

TLTK: Bộ Y Tế (2016). Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị cho người Việt Nam

1.Nhu cầu các khoáng chất


NHU CẦU KHUYẾN NGHỊ CALCI - MAGIE – PHOSPHO
 
Nhóm tuổi Calci (Calcium)
(mg/ngày)
Magie (Magnesium)
(mg/ngày)
Phospho (Phosphorus)
(mg/ngày)
  Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
0-5 tháng 300 300 40 40 100 100
6-8 tháng 400 400 50 50 275 275
9-11 tháng 400 400 60 60 330 330
1-2 tuổi 500 500 70 70 460 460
3-5 tuổi 600 600 100 100 500 500
6-7 tuổi 650 650 130 130 500 500
8-9 tuổi 700 700 170 160 500 500
10-11 tuổi 1000 1000 210 210 1250 1250
12-14 tuổi 1000 1000 290 280 1250 1250
15-19 tuổi 1000 1000 350 300 1250 1250
20-29 tuổi 800 800 340 270 700 700
30-49 tuổi 800 800 370 290 700 700
50-69 tuổi 800 900 350 290 700 700
>70 tuổI 1000 1000 320 260 700 700
Phụ nữ có thai            
3 tháng đầu   1200   (+)40   700
3 tháng giữa   1200   (+)40   700
3 tháng cuối   1200   (+)40   700
Phụ nữ cho con bú   1300   (+)0   700
 

2.Nhu cầu sắt và kẽm


NHU CẦU KHUYẾN NGHỊ SẮT - KẼM
 
Nhóm tuổi Giới Sắt* Kẽm**
    (mg/ngày) (mg/ngày)
    Hấp thu 10% Hấp thu 15% Kém Vừa Tốt
0-5 tháng   0.93   6.6 2.8 1.1
6-8 tháng Nam 8.5 5.6 8.3 4.1 0.8 - 2.5
  Nữ 7.9 5.2 8.3 4.1 0.8 - 2.5
9-11 tháng Nam 9.4 6.3 8.3 4.1 0.8 - 2.5
  Nữ 8.7 5.8 8.3 4.1 0.8 - 2.5
1-2 tuổi Nam 5.4 3.6 8.3 4.1 2.4
  Nữ 5.1 3.5 8.3 4.1 2.4
3-5 tuổi Nam 5.5 3.6 9.6 4.8 2.9
  Nữ 5.4 3.6 9.6 4.8 2.9
6-7 tuổi Nam 7.2 4.8 11.2 5.6 3.3
  Nữ 7.1 4.7 11.2 5.6 3.3
8-9 tuổi Nam 8.9 5.9 12 6 3.3
  Nữ 8.9 5.9 11.2 5.6 3.3
10-11 tuổi Nam 11.3 7.5 17.1 8.6 5.2
  Nữ 10.5 7 14.4 7.2 4.3
Có kinh nguyệt Nữ 24.5 16.4 14.4 7.2 4.3
12-14 tuổi Nam 15.3 10.2 18 9 5.4
  Nữ 14 9.3 16 8 4.8
Có kinh nguyệt Nữ 32.6 21.8 16 8 4.8
15-19 tuổi Nam 17.5 11.6 20 10 6
  Nữ 29.7 19.8 16 8 4.8
20-29 tuổi Nam 11.9 7.9 20 10 6
  Nữ 26.1 17.4 16 8.4 4.8
30-49 tuổi Nam 11.9 7.9 20 10 6
  Nữ 26.1 17.4 16 8.4 4.8
50-69 tuổi Nam 11.9 7.9 20 10 6
  Nữ 10 6.7 16 8 4.8
>70 tuổI Nam 11 7.3 18 9 5.4
  Nữ 9.4 6.3 14 7 4.2
Phụ nữ có thai            
3 tháng đầu   (+) 15 (+) 10 20 10 6
3 tháng giữa   (+) 15 (+) 10 20 10 6
3 tháng cuối   (+) 15 (+) 10 20 10 6
Phụ nữ cho con bú            
Chưa có kinh nguyệt   13.3 8.9 22 11 6.6
Có kinh nguyệt trở lại   26.1 17.4 22 11 6.6
*Sắt khuyến nghị theo giá trị sinh học của khẩu phần
Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thụ): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g – 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày.
Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thụ): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75 mg/ngày.
Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thai kì. Những phụ nữ có thai bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành.
 
**Kẽm khuyến nghị theo mức hấp thu
Hấp thu tốt: giá trị sinh học kẽm = 50 % (khẩu phần có nhiều protid động vật hoặc cá)
Hấp thu vừa: giá trị sinh học kẽm trung bình = 30% (khẩu phần có vừa phải protid động vật hoặc cá: tỷ số phytate- kẽm phân tử là 5:15)
Hấp thu kém: giá trị sinh học kẽm thấp = 15 % (khẩu phần ít hoặc không có protein động vật hoặc cá)

3. Nhu cầu các vitamin

 
NHU CẦU CÁC VITAMIN A – D – E – K
 
Nhóm tuổi Giới Vitamin A
(µg/ngày)
Vitamin D
(µg/ngày)
Vitamin E (EA)
(mg/ngày)
Vitamin K
(µg/ngày)
0-5 tháng Nam 300 10 3 4
  Nữ 300 10 3 4
6-8 tháng Nam 400 10 4 7
  Nữ 400 10 4 7
9-11 tháng Nam 400 10 4 7
  Nữ 400 10 4 7
1-2 tuổi Nam 400 15 3.5 60
  Nữ 350 15 3.5 60
3-5 tuổi Nam 500 15 4.5 70
  Nữ 400 15 4.5 70
6-7 tuổi Nam 450 15 5 85
  Nữ 400 15 5 85
8-9 tuổi Nam 500 15 5.5 100
  Nữ 500 15 5.5 100
10-11 tuổi Nam 600 15 5.5 120
  Nữ 600 15 5.5 120
12-14 tuổi Nam 800 15 7.5 150
  Nữ 700 15 6 150
15-19 tuổi Nam 850-900 15 6.5-7.5 150-160
  Nữ 650 15 6 150-160
20-29 tuổi Nam 850 15 6.5 150
  Nữ 650 15 6 150
30-49 tuổi Nam 900 15 6.5 150
  Nữ 700 15 6 150
50-69 tuổi Nam 850 20 6.5 150
  Nữ 700 20 6 150
>70 tuổI Nam 800 20 6.5 150
  Nữ 650 20 6 150
Phụ nữ có thai   (+) 0 20 6.5 150
3 tháng đầu   (+) 0 20 6.5 150
3 tháng giữa   (+) 80 20 6.5 150
3 tháng cuối          
Phụ nữ cho con bú   (+) 450 20 7 150
 
 
NHU CẦU CÁC VITAMIN B3 – B5 – FOLATE – C
 
Nhóm tuổi Giới Vitamin B3
(mg/ngày)
Vitamin B5
(mg/ngày)
FOLATE
(µg/ngày)
Vitamin C
(mg/ngày)
0-5 tháng Nam 2 1.7 65 40
  Nữ 2 1.7 65 40
6-8 tháng Nam 4 1.7 80 40
  Nữ 4 1.7 80 40
9-11 tháng Nam 4 1.8 80 40
  Nữ 4 1.8 80 40
1-2 tuổi Nam 6 2 100 35
  Nữ 6 2 100 35
3-5 tuổi Nam 8 3 150 40
  Nữ 8 3 150 40
6-7 tuổi Nam 8 3 200 55
  Nữ 8 3 200 55
8-9 tuổi Nam 12 4 200 60
  Nữ 12 4 200 60
10-11 tuổi Nam 12 4 300 75
  Nữ 12 4 300 75
12-14 tuổi Nam 12 4 300 95
  Nữ 12 4 400 95
15-19 tuổi Nam 16 5 300 100
  Nữ 14 5 400 100
20-29 tuổi Nam 16 5 400 100
  Nữ 14 5 400 100
30-49 tuổi Nam 16 5 400 100
  Nữ 14 5 400 100
50-69 tuổi Nam 16 5 400 100
  Nữ 14 5 400 100
>70 tuổI Nam 16 5 400 100
  Nữ 14 5 400 100
Phụ nữ có thai          
3 tháng đầu   18 6 600 (+) 10
3 tháng giữa   18 6 600 (+) 10
3 tháng cuối   18 6 600 (+) 10
Phụ nữ cho con bú   17 7 500 (+) 45
 

BS.CK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương

Tài liệu tham khảo:
  1. Bộ Y Tế (2016). Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị cho người Việt Nam
  2. FAO/WHO. 2005. Vitamin and Mineral Requirements in Human Nutrition. https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/42716/9241546123.pdf?sequence=1&isAllowed=y
  3. National Institutes of Health. Updated 2021. Iron. Fact Sheet for Health Professionals. https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/
  4. National Institutes of Health. Updated 2021. Zinc. https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/

  
 

Người viết: admin

Theo dõi