Thận, hô hấp / 24.03.2021
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm, khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu không đủ sức đề kháng lại với bệnh tật thì vi khuẩn lao sẽ tấn công lại chúng ta.Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể ngoài lao phổi ngay cả não, ruột, xương khớp, tim cũng có thể bị lao.
Ai dễ mắc bệnh lao?
Người bệnh HIV/AIDS, đái tháo đường, bệnh phổi silicosis, bệnh nhân đang dùng thuốc steroids hay thuốc chữa thấp khớp, hóa trị liệu, tiếp xúc thân cận với người mắc bệnh lao trong thời gian dài, người già, người nghiện rượu hay ma túy, suy dinh dưỡng, thiếu sự chăm sóc y tế, sống hay làm việc ở những nơi đông người và không thoáng khí là những đối tượng dễ bị bệnh lao.
Người bị bệnh lao dễ bị chán ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng (kể cả các vi chất), quá trình chuyển hóa cũng bị thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu hao năng lượng và các dưỡng chất dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng do thiếu cả năng lượng và dưỡng chất; đây vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả khiến cho bệnh lao khó điều trị hiệu quả, người bệnh khó hồi phục sức khỏe và dễ bị tái phát. Vì vậy chế độ chăm sóc dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng với bệnh tật, giảm bớt tác dụng phụ của thuốc và dự phòng tái nhiễm bệnh lao .
Cách ăn uống khi bị bệnh lao
Người bệnh lao phổi hay lao bất kỳ cơ quan nào cũng cần được ăn uống đầy đủ, đó là ăn theo mức nhu cầu năng lượng cần thiết để đạt được mức cân khỏe mạnh. Cân nặng hợp lý khi BMI của người trưởng thành nằm trong giới hạn từ 18.5 đến 22.9 kg/m2, mức cân lý tưởng khi BMI = 22 kg/m2.
Bên cạnh ăn đủ năng lượng người bệnh lao cũng cần chú ý đến chất lượng của bữa ăn. Do ăn uống kém, giảm hấp thu dinh dưỡng và thêm tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị người bệnh lao dễ bị thiếu hụt các vi chất như kẽm, sắt, selen, các vitamin nhóm B (nhất là B6, B1), các vitamin A, C, E, K là những yếu tố rất cần thiết giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, chống lại quá trình oxyt hóa các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch chống lại các bệnh tật.
Bữa ăn nên đầy đủ các nhóm dưỡng chất bao gồm nhóm tinh bột (như gạo, khoai, ngũ cốc), nhóm đạm (như thịt, cá, tôm, trứng, hải sản và các loại đậu hạt giàu đạm), nhóm béo (như các loại dầu thực vật, các hạt giàu béo), nhóm vitamin khoáng chất (có trong các loại rau quả đặc biệt là các rau lá màu xanh đậm và trái cây chín). Về số lượng thực phẩm nên ăn đa dạng thực phẩm, hơn 20 loại thực phẩm mỗi ngày sẽ đảm bảo đủ các dưỡng chất kề trên.
Các vi chất thiếu hụt có thể bổ sung bằng thuốc (theo chỉ định của bác sỹ) hoặc thực phẩm như: