Xây dựng thực đơn cho trẻ em suy thận mạn tính có điều trị lọc máu

Thận, hô hấp / 26.10.2021

Bệnh suy thận mạn không hiếm gặp ở trẻ em. Chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng được lựa chọn khi trẻ suy thận giai đoạn cuối điều trị nội khoa không còn nhiều tác dụng. Chế độ ăn điều trị tương ứng với phương pháp lọc máu sẽ giúp trẻ vẫn tăng trưởng và phục hồi các dưỡng chất mất đi trong quá trình điều trị thay thế thận.

Các nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho trẻ em bị suy thận mạn tính có điều trị lọc máu:
Cần xác định trẻ đang được điều trị bằng phương pháp nào sau đây:

  • Chạy thận nhân tạo
  • Thẩm phân phúc mạc
Cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới:
  • Bình thường
  • Suy dinh dưỡng thể gầy còm
  • Thừa cân, béo phì
Tầm soát các bệnh hoặc tình trạng bệnh lý đi kèm:
  • Đái tháo đường
  • Tăng urea máu liên tục
  • Rối loạn lipid máu
Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho trẻ em suy thận giai đoạn 5 có điều trị lọc máu:
Năng lượng khẩu phần: Năng lượng của khẩu phần phụ thuộc vào cân nặng, chiều cao và tình trạng dinh dưỡng của trẻ, cụ thể như sau:
Trẻ bình thường và trẻ bị suy dinh dưỡng:
Tuổi
 
Công thức tính Nhu cầu năng lượng (kcal/ngày)
0 – 3 tháng [89 x cân nặng (kg) -100] + 175
4 – 6 tháng [89 x cân nặng (kg) -100] + 56
7 – 12 tháng [89 x cân nặng (kg) -100] + 72
13 – 35 tháng [89 x cân nặng (kg) -100] + 20
3 – 8 tuổi Nam: 88.5 – 61.9 x tuổi (năm) + PA x [26.7 x cân nặng (kg) + 903 x chiều cao (m)] + 20
Nữ: 135.3 – 30.8 x tuổi (năm) + PA x [10 x cân nặng (kg) + 934 x chiều cao (m)] + 20
9 – 18 tuổi Nam: 88.5 – 61.9 x tuổi (năm) + PA x [26.7 x cân nặng (kg) + 903 x chiều cao (m)] + 25
Nữ: 135.3 – 30.8 x tuổi (năm) + PA x [10 x cân nặng (kg) + 934 x chiều cao (m)] + 25
Ghi chú:
*PA: Physical Activity ~ Hệ số hoạt động thể lực
*Đối với trẻ dưới 3 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi thì sử dụng chiều cao trung bình theo tháng tuổi (chuẩn WHO 2006 - 2007) để đưa vào công thức.
Trẻ bị thừa cân – béo phì:
Tuổi Công thức tính Nhu cầu năng lượng (kcal/ngày) giúp kiểm soát cân nặng cho trẻ TCBP
3 – 18 tuổi Nam: 114 – [50.9 x tuổi(năm)] + PA x [19.5 x cân nặng(kg) + 1161.4 x chiều cao(m)]
  Nữ: 389 – [41.2 x tuổi(năm)] + PA x [15.0 x cân nặng(kg) + 701.6 x chiều cao(m)]
 
Hệ số hoạt động thể lực (PA) ở trẻ em:
Giới tính
 
Mức hoạt động thể lực
 
Tĩnh tại Thấp Trung bình Cao
   
Chỉ thực hiện những hoạt động hàng ngày trong cuộc sống (ADL)
 
ADL + 30 – 60 phút luyện tập cơ thể cường độ trung bình (ví dụ đi bộ 5-7km/giờ)
 
ADL + ≥ 60 phút luyện tập cơ thể cường độ trung bình
ADL + ≥ 60 phút luyện tập cơ thể cường độ trung bình + 60 phút tập luyện cường độ mạnh hoặc 120 phút luyện tập cơ thể cường độ trung bình
Nam 1.0 1.13 1.26 1.42
Nữ 1.0 1.16 1.31 1.56
Typical activities of daily living (ADL): Những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
 
Phân bố năng lượng cho các bữa ăn:
Trẻ suy thận mạn có điều trị lọc máu thường dùng từ 4 đến 6 bữa trong ngày, dưới đây là gợi ý tỷ lệ (%) phân bố năng lượng trong các bữa ăn, các tỷ lệ này có thể thay đổi theo thói quen ăn uống của trẻ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Số bữa ăn trong ngày
 
Bữa sáng Bữa trưa Bữa chiều Bữa phụ 1 Bữa phụ 2 Bữa phụ 3 Tổng cộng
4 bữa
 
30% 30% 30% 10%     100%
5 bữa
 
30% 30% 30% 5% 5%   100%
6 bữa
 
25% 30% 30% 5% 5% 5% 100%
 
Các chất sinh năng lượng trong khẩu phần:
 
Chất sinh năng lượng
 
Tỷ lệ (%) các chất sinh năng lượng
  Trẻ 1 – 3 tuổi Trẻ từ 4 – 18 tuổi
Chất bột đường 45% – 65% 45% – 65%
Chất béo 30% –  40% 25% –  35%
Chất đạm 5% – 20% 10% – 30%
 
Chất bột đường (Carbohydrate):
  • Đường tinh, đường kính (sugar): hạn chế tối đa (dưới 25% tổng năng lượng khẩu phần)
  • Chất xơ (Fiber): 14g/1000kcal
 
Chất béo (Lipid):
Các khuyến nghị về chất béo cho trẻ suy thận mạn giai đoạn 5 có điều trị  lọc thận hoặc ghép thận kèm rối loạn mỡ máu (RLMM):
 
Chất sinh năng lượng
 
LDL-C huyết thanh > 100 mg/dL Triglyceride huyết thanh > 150 mg/dL
Tỷ lệ chất béo trong KP < 30% Thấp (dùng giới hạn thấp của phần 2.)
Cholesterol < 200mg/ngày  
Acid béo trans Không  
Acid béo no < 7% năng lượng KP  
Chất bột đường   Hạn chế đường đơn
 
Chất đạm (Protein):
 
Tuổi
Khuyến nghị nhu cầu lđạm trong ngày (DRI) cho trẻ suy thận mạn có lọc máu)
  Chạy thận nhân tạo (Hemo-Dialysis) - (g/kg/ngày) Thẩm phân phúc mạc (Peritoneal – Dialysis) - (g/kg/ngày)
0 – 6 tháng 1.6 1.8
7 – 12 tháng 1.3 1.5
1 – 3 tuổi 1.15 1.3
4 – 13 tuổi 1.05 1.1
14 – 18 tuổi 0.95 1.0
Lưu ý:
  • Chạy thận nhân tạo: DRI + 0.1g/kg/ngày bù vào lượng protein mất khi chạy thận.  
  • Thẩm phân phúc mạc: DRI + 0.15 – 0.3g/kg/ngày bù vào lượng protein mất trong qua trình thẩm phân.  
 
Nhu cầu đặc biệt về vitamin và khoáng chất:
Calcium (RDAUpper limit được tính bao gồm calcium từ thực phẩm và từ thuốc dùng trong ngày).
Tuổi Khuyến nghị (RDA)
(mg/ngày)
Mức tối đa (Upper Limit) cho trẻ khỏe mạnh
(mg/ngày)
Mức tối đa (Upper Limit) cho trẻ suy thận mạn giai đoạn 5 có lọc máu
(mg/ngày)
0 – 6 tháng 210 Không có dữ liệu ≤ 420
7 – 12 tháng 270 Không có dữ liệu ≤ 540
1 – 3 tuổi 500 2500 ≤ 1000
4 – 8 tuổi 800 2500 ≤ 1600
9 – 18 tuổi 1300 2500 ≤ 2500

Phosphorus:
Tuổi Khuyến nghị (RDA)
(mg/ngày)
Khuyến nghị lượng tối đa cho trẻ có hormone cận giáp cao vàPhosphorus huyết thanh bình thường
(mg/ngày)
Khuyến nghị lượng tối đa cho trẻ có hormone cận giáp cao vàPhosphorus huyết thanh cao
(mg/ngày)
0 – 6 tháng 100 ≤ 100 ≤ 80
7 – 12 tháng 275 ≤ 275 ≤ 220
1 – 3 tuổi 460 ≤ 460 ≤ 370
4 – 8 tuổi 500 ≤ 500 ≤ 400
9 – 18 tuổi 1250 ≤ 1250 ≤ 1000
 
Sodium: < 1500mg – 2400mg/ ngày.
Potassium:
  • Trẻ từ 0 – 12 tháng: 40 – 120mg/kg/ngày
  • Trẻ > 12 tháng: 30 – 40mg/kg/ngày.
 
Nhu cầu các vitamin và khoáng chất khác:
Khẩu phần phải bảo đảm cung cấp ít nhất 100% RDA các dưỡng chất sau: Thiamin (B1), Riboflavin (B2), Niacin (B3), Pantothenic acid (B5), Pyridoxine (B6), Biotin (B8), Cobalamin (B12), Ascorbic acid (C), Retinol (A), α - tocopherol (E), Vitamin K, Folic acid (B9), Copper (đồng), Zinc (kẽm).
BSCK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương
Viện Phó Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TPHCM
 

Tài liệu tham khảo:
  1. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases (NIDDK).2016. Eating Right for Chronic Kidney Disease. https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/eating-nutrition
  2. KDIGO 2020 Clinical Practice Guideline for Diabetes Management in Chronic Kidney Disease. DOI:https://doi.org/10.1016/j.kint.2020.06.019;
  3.  
  4. Bộ Y tế. 2015. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Thận – Tiết niệu. p.129-190. https://kcb.vn/vanban/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-cac-benh-than-tiet-nieu
  5. KDOQI US Commentary on the 2009 KDIGO Clinical Practice Guideline for the Diagnosis, Evaluation, and Treatment of CKD–Mineral and Bone Disorder (CKD-MBD). https://www.ajkd.org/article/S0272-6386(10)00489-0/fulltext
  6. Lieuko nguyen, rayna levitt and robert h. Mak. Practical Nutrition Management of Children with Chronic Kidney Disease. Clinical Medicine Insights: Urology 2016:9 1–6. doi:10.4137/CMU.s13180. https://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.4137/CMU.S13180
  7. T. Alp Ikizler,Jerrilynn D. Burrowes,Laura D. Byham-Gray. KDOQI Clinical Practice Guidelines for Nutrition in Chronic Kidney Disease:2020 Update. AJKDVol 76 | Iss 3 | Suppl 1 | September 2020. P. S20-S23

https://www.ajkd.org/article/S0272-6386(20)30726-5/pdf

Người viết: admin

Theo dõi