Giãn cách - Cơ hội thừa cân béo phì

Y học thường thức / 08.10.2021

Trong tình hình giãn cách xã hội mọi người đều phải ở trong nhà nhiều thời gian rãnh rỗi có dịp để chị em phụ nữ trổ tài làm bếp chăm sóc gia đình nhưng lại bị hạn chế điều kiện để tập luyện thể dục thể thao, vì vậy đây là cơ hội để tăng cân cả người lớn và trẻ con. Nếu không kiểm soát tốt cân nặng tình trạng tăng cân kéo dài sẽ nguy cơ dẫn đến béo phì. Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ bất thường và quá mức tại các tổ chức mỡ trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để biết bạn có thừa cân béo phì hay không
Chỉ số khối cơ thể (BODY MASS INDEX – BMI) là tiêu chuẩn giúp đánh giá mức độ béo phì dành cho người trưởng thành, BMI là tỉ số giữa cân nặng và chiều cao cơ thể:
BMI = Cân nặng (kg) / chiều cao bình phương (m2).
Ví dụ: Một người cao 1,6m và nặng 72 kg. BMI = 72/(1,6x1,6) = 28,1 kg/m2
Theo tiêu chuẩn phân loại về cân nặng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO):

BMI (kg/m2) Phân loại theo WHO
< 18.5 Thiếu cân
18.5 – 24.9 Bình thường
25 – 29.9 Tiền béo phì
≥ 30 – 34.9 Béo phì độ 1
≥ 35 – 39.9 Béo phì độ 2
≥ 40 Béo phì độ 3
 
Hoặc đơn giản hơn bạn có thể vào mục đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên website này nhé: Nâng tầm vóc Việt (nangtamvocviet.vn)
Song song với cân nặng, lượng mỡ dư thừa trong cơ thể là dấu hiệu báo trước nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính không lây như bệnh đái tháo đường típ 2, bệnh tim mạch, bệnh xương khớp, ung thư,…
Khi tỉ lệ mỡ của cơ thể người nam vượt quá 25% trọng lượng cơ thể hoặc tỉ lệ mỡ ở người nữ vượt quá 30%, vòng bụng của người nam vượt quá 90cm hay vòng bụng người nữ vượt quá 80cm, hoặc nếu mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng và thân thì nguy cơ mắc các bệnh trên càng cao.

Tại sao bị dư thừa cân nặng?  
Đó là do sự mất cân đối giữa mức năng lượng đưa vào cơ thể và mức năng lượng tiêu hao của cơ thể. Năng lượng đưa vào được chuyển hóa từ số lượng thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày, năng lượng tiêu hao bao gồm năng lượng để chuyển hóa các chất và năng lượng do chúng ta hoạt động thể lực; khi năng lượng đưa vào nhiều hơn nhu cầu tiêu hao của cơ thể số năng lượng dư thừa sẽ tích lũy tại các tổ chức mỡ trong cơ thể gây ra bất lợi cho sức khỏe. Muốn tránh thừa năng lượng ăn vào chúng ta nên có khẩu phần ăn phù hợp với nhu cầu cơ thể hàng ngày.
Tỉ lệ trẻ em béo phì tăng 9,5% trong đại dịch COVID-19 | Tin tức mới nhất  24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn
                                                                                   Nguồn: laodong.vn
 
Cách ăn uống để tránh bị tăng cân không hợp lý
  • Nên ăn vừa đủ nhu cầu năng lượng của từng người được tính toán dựa trên nhu cầu cân năng nên có và mức độ hoạt động của cơ thể. Trong tình trạng giãn cách xã hội để phòng dịch các sinh hoạt và hoat động thể lực đều giảm như không phải đi làm, không có điều kiện để tập thể dục, tâm lý ỷ lại nhiều thời gian rảnh nên việc tập luyện thường bị trì hoãn do vậy nhu cầu năng lượng cần thiết cũng giảm; nếu vẫn giữ nguyên khẩu phần ăn hàng ngày hoặc ăn uống thoải mái hơn thì tăng cân khó tránh được. Vì vậy theo dõi cân nặng thường xuyên sẽ giúp bạn  điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp.
  • Nên ăn đủ các nhóm thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, bao gồm nhóm tinh bột (cơm, mì, bún, nui, khoai, bắp), nhóm đạm (thịt cá, tôm, trứng, sữa), nhóm vitamin (rau quả, trái cây), nhóm béo (dầu, mỡ). Tuy nhiên, nếu không muốn tăng cân không ăn quá nhiều tinh bột, nên giảm bớt các món béo, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, các món ngọt hoặc các món ăn chế biến với nhiều đường.
  • Nên ăn nhiều các loại rau tươi, trái cây chín vì nhóm thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin cần thiết giúp cơ thể nâng sức đề kháng (rất cần trong mùa dịch) nhưng lại cung cấp ít năng lượng nên không gây tăng cân.
  • Tránh ăn vặt cả ngày, ngoài 3 bữa ăn chính chỉ thêm 1 - 2 bữa phụ; món ăn trong bữa phụ nên chọn các thực phẩm ít năng lượng giàu dưỡng chất như sữa, yaourt, trái cây tươi, hoặc các món sa lát hỗn hợp trộn từ nhiều loại rau quả.
  • Ngoài ra nên dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục đơn giản phù hợp với điều kiện trong nhà hoặc làm vườn trồng cây hoặc cùng tham gia các trò chơi vận động với các em nhỏ trong nhà cũng giúp duy trì hoạt động thể lực tránh tăng cân.
Các bạn có thể tham khảo thực đơn sau đây với mức năng lượng thấp, ít cholesterol, giàu chất xơ dành cho 1 người / ngày
Năng lượng  = 1200 - 1400 kcal/ ngày
 
 
Bữa ăn Món ăn
Thực phẩm
 
 
Điểm tâm
 
 
Bánh ướt chả
 
Bánh ướt 130 g (1 chén)
Chả lụa 50g
Giá  50g
Rau húng 20g
Dưa leo 50g
Nước mắm pha.
 
 
Bữa trưa
 
Cơm
Cá nục kho
Canh bí đỏ thit nạc
Bắp cải luộc
 
Cơm 150g (1 chén ngang)
Cá nục 100g
Bí đỏ 80g
Thịt heo nạc 10g
Bắp cải  200g
Dầu 5 – 10g
 
 
Xế
 
180ml sữa tươi không đường hoặc 1 trái ổi 200g
 
 
 
Bữa chiều
 
Cơm
Đậu hủ dồn thịt sốt cà
Canh mướp nấu tôm
Đậu bắp luộc
 
Cơm 150g (1 chén ngang)
Đậu hủ 60g
Thịt heo nạc 30g
Cà chua 100g
Dầu 5g
Mướp 150g
Tôm đồng 10g
Đậu bắp 100g
 


 BSCK1. Nguyễn Thị Ánh Vân
Chuyên gia Dinh dưỡng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TPHCM

 

Theo dõi