Bà mẹ mang thai và cho con bú / 01.10.2020
Mang thai là khoảng thời gian thật hạnh phúc nhưng cũng thật nhiều thử thách. Tình trạng dinh dưỡng của mẹ khi mang thai không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và dinh dưỡng của con ngay từ khi còn trong bào thai, giúp thai phát triển tới ưu, mà còn ảnh hưởng cả đến khi con trưởng thành.
Khi có thai, nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất của mẹ đều tăng hơn so với người bình thường nhưng không phải là tăng gấp đôi, hay ăn cho hai người, mà là tăng theo nhu cầu phát triển của thai.
Để có thể mang thai khỏe mạnh, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ, đa dạng và cân bằng, tăng cân hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất,… Trong đó, cần lưu ý các dưỡng chất cần thiết sau:Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, đậu phụ…): rất quan trọng, đặc biệt trong 6 tháng cuối thai kỳ, giúp thúc đẩy phát triển nhanh các tế bào trong cơ thể bé.
Axit folic (trứng, rau xanh đậm, ngũ cốc, hạt hướng dương, đậu phộng, quả bơ, sữa có bổ sung…): giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai.Sắt (thịt đỏ, lòng đỏ trứng, gan, huyết…) và vitamin C (rau xanh đậm, trái cây tươi giàu vitamin C): cần phối hợp chế độ ăn và bổ sung viên sắt và axit folic mỗi ngày cho tới sau sinh ít nhất 1 tháng để giúp phòng chống thiếu máu ở mẹ và con.
Canxi (sữa, sữa chua, phô mai, cá nhỏ ăn cả xương, tép nhỏ ăn cả vỏ, rau màu xanh đậm…): cần thiết để xây dựng hệ xương và mầm răng cho thai.
DHA, Lutein (cá béo, hạt có dầu, sữa có bổ sung…): cần thiết cho sự phát triển não bộ, võng mạc mắt, giúp phát triển tối ưu trí não và thị giác trẻ.I-ốt (muối i-ốt, gia vị có chứa i-ốt, hải sản biển, rong tảo biển…), kẽm (thịt, bò, gà, hải sản…): giúp thai cao lớn, khỏe mạnh, thông minh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ
Thai nhi đang hình thành các cơ quan, chưa tăng nhiều về kích thước và cân nặng nên:
3. Trong 3 tháng cuối:
Thai nhi tăng thêm về cân nặng và tăng nhanh về chiều cao.
ThS. BS. Trần Thị Hồng Loan
Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TPHCM