Đái tháo đường / 02.06.2022
Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chuyển hóa carbohydrate là một trong những thành phần dưỡng chất quan trọng cung cấp năng lượng để duy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
Do tình trạng thiếu hụt insulin hoặc giảm hiệu quả hoạt động của insulin là hóc môn giúp vận chuyển glucose (dạng đường đơn của carbohydrate) vào trong tế bào để sử dụng nên glucose bị giữ lại trong máu dẫn đến tình trạng tăng glucose máu bất thường; nếu đường huyết tăng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu và thần kinh trong cơ thể gây tổn thương toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Các biến chứng phổ biến do bệnh đái tháo đường gây ra là: bệnh tăng huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và suy tim; ở mắt gây ra các bệnh lý về võng mạc, tổn thương đáy mắt, giảm thị lực, mù lòa; ở não gây ra tình trạng thiếu máu não, nhồi máu não, đột quỵ; ở các chi gây ra thiếu máu nuôi, hoại tử chi, biến dạng bàn chân; đáng kể nhất là ở thận gây ra các bệnh lý thận mạn tính làm mất albumin qua nước tiểu, giảm độ lọc của cầu thận, và suy thận mạn giai đoạn cuối.
Tổn thương tại thận trong bệnh đái tháo đường là do tổn thương hệ thống mạch máu tại thận. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến tình trạng suy thận mạn và suy thận giai đoạn cuối buộc người bệnh phải lọc thận để kéo dài sự sống.
Ảnh minh họa: Internet
Cho dù ở giai đoạn sớm hay muộn, chế độ ăn và tập luyện luôn có vai trò quan trọng trong điều trị giúp trì hoãn quá trình diễn tiến đến suy thận giai đoạn cuối phải lọc thận. Các biện pháp bao gồm:
Bệnh lý thận là biến chứng rất phổ biến ở người bệnh đái tháo đường, bệnh lại diễn tiến âm thầm không hề có triệu chứng chỉ biểu hiện khi đã giảm trên 75% chức năng hoạt động của thận, tổn thương thận sẽ được phát hiện sớm nhờ đo lượng albumin trong nước tiểu ngay từ khi mới phát hiện bị bệnh đái tháo đường và có lịch theo dõi định kỳ mỗi 3 – 6 tháng. Vì vậy tốt nhất là nên phòng ngừa không để xảy ra bằng cách: kiểm soát tốt lượng đường trong máu bao gồm đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và chỉ số HbA1c (tùy theo mục tiêu của từng người bệnh), giữ huyết áp ở mức an toàn (dưới 140/90 mmHg), kiểm soát tốt các thành phần mỡ trong máu, cải thiện và duy trì cân nặng ở mức hợp lý (BMI 19 – 22.9 kg/m2), nếu béo phì thừa cân nên có kế hoạch giảm cân để đưa về mức cân hợp lý hoặc ít nhất phải giảm cho được 5% trọng lượng cơ thể, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, chế độ tập luyện thể lực đều đặn phù hợp , dùng thuốc đúng chỉ định, tầm soát định kỳ các biến chứng do đái tháo đường như đo albumin trong nước tiểu, đo độ lọc thận, khám đáy mắt và khám tim mạch.
BS CK1. Nguyễn Thị Ánh Vân
Chuyên gia tư vấn Dinh dưỡng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TPHCM