Dinh dưỡng bệnh lý

Xây dựng thực đơn cho người bệnh suy thận mãn tính đang điều trị bảo tồn

Thận, hô hấp / 26.10.2021

Bệnh thận mạn tính là một trong 10 bệnh lý mạn tính có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới.Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)năm 2018, trên toàn thế giới có khoảng 500 triệu người mắc bệnh thận mạn tính. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn, như đái tháo đường, viêm cầu thận mạn, tăng huyết áp, gút, béo phì, bệnh tự miễn, viêm gan do virus, ung thư…Dù nguyên nhân là gì, kết cục cũng làm chức năng của thận suy giảm và mất dần khả năng lọc, thải chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài điều trị theo nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì và làm chậm sự suy giảm chức năng của thận.

Nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản trong khẩu phần ăn của người bệnh rối loạn mỡ máu

Tăng huyết áp, tim mạch / 26.10.2021

Lipid máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể con người. Một số loại lipid máu bao gồm: cholesterol, LDL, HDL và triglyceride. Theo đó, rối loạn chuyển hóa lipid máu được định nghĩa khi có một hoặc nhiều thành phần bị rối loạn như: tăng triglyceride máu, tăng cholesterol toàn phần trong máu, tăng LDL-cholesterol (cholesrol xấu) hoặc giảm HDL-cholesterol (cholesterol tốt). Nguyên nhân gây ra rối loạn lipid máu thường là béo phì, hội chứng chuyển hóa, ăn quá nhiều chất béo, thừa năng lượng, thiếu vận động. Để điều trị, ngoài thuốc và tập luyện cơ thể, chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát và duy trì lượng lipid máu ở mức bình thường.

Xây dựng thực đơn cho người bệnh gút (gout)

Cơ xương khớp / 26.10.2021

Theo thống kê của Bộ Y Tế, tỷ lệ mắc bệnh gout ở Việt Nam là 1/200 ở người trưởng thành. Bệnh gặp nhiều ở nam giới, 40 tuổi trở lên và thường có những đợt kịch phát gây đau đớn cho người bệnh. Đây là một bệnh do rối loạn loạn chuyển hóa chất đạm, liên quan đến tiền sử gia đình có người bị bệnh gout, người thừa cân và béo phì và thói quen ăn các thực phẩm chứa nhiều nhân purin, uống rượu bia, dùng nhiều thuốc lợi tiểu làm tăng axit uric... để hạn chế những cơn kịch phát và kiểm soát bệnh tốt, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu, người bệnh cần kiểm soát cân nặng, tập lluyện cơ thể, có lối sống lành mạnh và áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản dành cho người bệnh gout vào thực đơn hàng ngày.

Xây dựng thực đơn cho người bệnh đái tháo đường đơn thuần

Đái tháo đường / 26.10.2021

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh chuyển hoá rất thường gặp và là vấn đề nan giải đối với y học thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hoàn toàn hoặc một phần insulin của tuyến tuỵ, biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hoá glucose, nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng áp lực thẩm thấu, hạ đường huyết, suy thận, bệnh lý võng mạc, vết loét lâu lành … Trong điều trị ĐTĐ, ngoài các giải pháp dược lý, vận động, dinh dưỡng được coi là một giải pháp đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát sự ổn định đường huyết, hạn chế và trì hoãn các biến chứng của bệnh.

Theo dõi

028.39.700.886