Giữ "Dáng Chuẩn" Cho Con

Trẻ nhỏ / 03.04.2021

Chắc chắn ai cũng mong con mình có “Dáng chuẩn”. Dáng chuẩn thường được nhận diện bởi trẻ có cân nặng và chiều cao đạt chuẩn. Nếu con bạn đang có dáng chuẩn, nhưng lại thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng, trong giờ học thường xuyên kém tập trung và khi tham gia các hoạt động thể lực đòi hỏi đến sức mạnh và độ dẻo dai lại rất mau mệt thì không thể xem là “Dáng chuẩn” toàn diện.

“Dáng chuẩn toàn diện”:
“Dáng chuẩn bên ngoài” được xác định bởi sự cân đối giữa cân nặng và chiều cao của trẻ. Bạn hãy vào giao diện “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng” của website NutiFood, theo đường link: http://nangtamvocviet.vn/bacsy/bmi/ ; tại đây, sau khi nhập đủ thông tin của trẻ theo yêu cầu, bạn sẽ nhận được phần đánh giá tình trạng dinh dưỡng và lời khuyên của bác sĩ.
“Dáng chuẩn từ bên trong”: Để nhận ra con mình có thật sự khỏe mạnh từ bên trong, bạn bằng cách quan sát trẻ mỗi ngày và trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Sáng nay, con có vui không?
  • Da con có hồng hào – mịn màng không?
  • Con có tập trung tốt khi học tập không?
  • Răng con có chắc và sáng màu không?  
  • Con có thường xuyên than nhức chân không?
  • Bạn có tự hào rằng con mình ít bệnh hơn các trẻ khác không?
  • Con bạn có tích cực tham gia các hoạt động thể lực và tham gia đến khi hoạt động kết thúc không?
  • Con bạn có vui vẻ trong ứng xử với mọi người không?

                                                                                                                     Ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn trả lời “có” càng nhiều thì con bạn đang có “Dáng chuẩn từ bên trong”.
Hành trình tạo “Dáng chuẩn” cho con:
Ăn uống hợp lý: Đừng quá khắt khe trong quá trình tạo “Dáng chuẩn” cho con. Trẻ em khác với người lớn là vẫn đang lớn lên từng ngày. Hãy thực hiện những điều đơn giản sau đây trong thực đơn hàng ngày để giúp trẻ vừa có được một cơ thể đẹp bên ngoài, vừa khỏe mạnh từ bên trong:
  • Ăn đa dạng thực phẩm, đủ bữa và ăn vừa đủ no.
  • Ăn nhiều rau và trái cây.
  • Xen kẽ các món béo với các món được chế biến ở dạng kho, hấp, luộc trong các bữa ăn chính.
  • Hạn chế các món ăn có nhiều đường, nhiều muối.
  • Chọn món ít năng lượng cho bữa phụ, như các loại trái cây ngọt ít, nhiều nước: dưa hấu, thanh long, đu đủ, quýt ngọt, cam ngọt, lê, táo….không dùng nước ép trái cây thêm nhiều đường hoặc sinh tố xay với sữa có đường.
  • Không ngăn cấm tuyệt đối các món ăn trẻ thích, như sinh tố làm từ trái bơ, sầu riêng, xoài…, trà sữa, sô cô la, bánh ngọt, khoai chiên, bánh snack… hãy khuyến khích trẻ ăn giảm dần về tần suất và số lượng, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn.
  • Cho trẻ uống mỗi ngày từ 400 đến 600ml sữa. Đối với trẻ thừa cân – béo phì, bạn nên chọn loại sữa ít năng lượng, ít béo, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, như: đạm (protein), vitamin A, vitamin D, vitamin E, can xi, magiê, phot pho, kẽm…giúp trẻ tăng chiều cao tốt và răng luôn trắng bóng - chắc khỏe.

Luyện tập: 60 phút mỗi ngày cho tập luyện thể dục, thể thao sẽ giúp trẻ đạt được nhiều lợi ích, như: tiêu hao lượng mỡ dư tích lũy trong cơ thể, cơ – xương rắn chắc và tinh thần minh mẫn hoạt bát.
Chủng ngừa đầy đủ cũng là một cách giúp con bạn ít bệnh, đây là một trong những yếu tố giúp trẻ đạt “Dáng chuẩn” toàn diện.
 

BSCK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TPHCM

Người viết: admin

Theo dõi