Trẻ nhỏ / 05.11.2021
Dinh dưỡng tốt là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của trẻ em. Trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ phát triển, học tập, vui chơi và tham gia vào các hoạt động cộng đồng tốt, điều này giúp trẻ trở nên kiên cường hơn khi đối mặt với những biến động trong cuộc sống.
Thời điểm quan trọng nhất cần có chế độ dinh dưỡng tốt là khoảng thời gian 1.000 ngày từ khi mang thai cho đến khi đứa trẻ được sinh nhật lần thứ hai.
Trẻ 5 đến 19 tuổi vừa tăng trưởng tầm vóc vừa phát triển tâm lý xã hội và thiết lập thói quen ăn uống, lối sống suốt đời. Chế độ dinh dưỡng tốt trong giai đoạn này sẽ thúc đẩy sự phát triển của não, cơ thể, cải thiện khả năng học tập, đồng thời giúp một số trẻ đang thấp còi bắt kịp đà tăng trưởng.
Xây dựng thực đơn khoa học giúp cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, các dưỡng chất cho trẻ tăng trưởng và phòng ngừa được các bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tính tuổi cho trẻ em:
Tính tháng tuổi:
Tính tháng tuổi của trẻ được quy định là tròn tháng:
Trẻ sơ sinh (0 tháng) được tính từ khi trẻ sinh ra cho đến khi trẻ được 29 ngày tuổi.
Trẻ một tháng tuổi được tính từ khi trẻ tròn 1 tháng cho đến khi trẻ được 1 tháng 29 ngày tuổi.
Trẻ hai tháng tuổi được tính từ khi trẻ tròn 2 tháng cho đến khi trẻ được 2 tháng 29 ngày tuổi.
....
Tính năm tuổi:
Năm tuổi của trẻ được tính như sau:
Đến đúng ngày sinh nhật lần thứ nhất trẻ sẽ được tính là 1 tuổi.
Đến đúng ngày sinh nhật lần thứ hai trẻ được tính là 2 tuổi.
….
Xác định mức năng lượng khẩu phần:
Trẻ từ sơ sinh đến 19 tuổi: Xác định nhu cầu năng lượng trong ngày theo bảng Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị cho người VN năm 2016.
Trẻ dưới 5 tuổi: Sau 1 tháng sử dụng thực đơn với năng lượng khẩu phần theo khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam thì cho trẻ cân đo lại, nếu trẻ không tăng trưởng đúng chuẩn nên sử dụng công thức tính nhu cầu năng lượng theo cân nặng hoặc theo tuổi, cụ thể như sau:
Tính nhu cầu năng lượng theo cân nặng:
Trẻ < 10kg: 100Kcal/kg cân nặng/ngày
Trẻ từ 10 – 20kg: 1000Kcal + 50kcal cho mỗi kg trên 10
Trẻ > 20kg: 1000Kcal + 20Kcal cho mỗi kg trên 20
Ví dụ: trẻ 4 tuổi, bị SDD, có cân nặng là 11kg thì năng lượng khẩu phần là:
Năng lượng/ngày = 1.000Kcal + 50Kcal x 1(kg) = 1050Kcal.
Tính nhu cầu năng lượng theo tuổi:
Năng lượng/ngày = 1.000Kcal + 100.n (n là tuổi của trẻ)
Ví dụ: trẻ 4 tuổi, bị SDD thì năng lượng khẩu phần sẽ được tính như sau:
Năng lượng/ngày (Kcal) = 1.000 Kcal + 100 x 4 (tuổi) = 1.400Kcal.
Trẻ ≥ 5 tuổi: Sau 1 tháng sử dụng thực đơn với năng lượng khẩu phần theo khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam thì cho trẻ cân đo lại, nếu trẻ không tăng trưởng đúng chuẩn nên năng lượng khẩu phần lên 200 đến 500Kcal/ngày tùy vào khả năng ăn của trẻ.
Xác định cơ cấu khẩu phần (Tỷ lệ các chất sinh năng lượng):
Tỷ lệ phân bố các chất sinh năng lượng trong khẩu phần của trẻ em khỏe mạnh:
(Theo bảng “Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị cho người Việt Nam”. Xuất bản năm 2016)
Nhóm tuổi
|
Tỷ lệ chất sinh năng lượng/tổng năng lượng khẩu phần |
||
Chất bột đường (Carbohydrates) |
Chất đạm (Protein) |
Chất béo (Lipid) |
|
0 – 5 tháng | 31 – 52% | 8 – 9% | 40 – 60% |
6 – 8 tháng | 40 – 57% | 13 – 20% | 30 – 40% |
9 – 11 tháng | 40 – 57% | 13 – 20% | 30 – 40% |
1 – 2 tuổi | 40 – 57% | 13 – 20% | 30 – 40% |
3 – 5 tuổi | 45 – 62% | 13 – 20% | 25 – 35% |
6 – 7 tuổi | 50 – 67% | 13 – 20% | 20 – 30% |
8 – 9 tuổi | 50 – 67% | 13 – 20% | 20 – 30% |
10 – 11 tuổi | 50 – 67% | 13 – 20% | 20 – 30% |
12 – 14 tuổi | 50 – 67% | 13 – 20% | 20 – 30% |
15 – 19 tuổi | 50 – 67% | 13 – 20% | 20 – 30% |
Tuổi |
Chế độ ăn | Lượng sữa | Số bữa ăn ngoài sữa/ngày | Năng lượng/bữa ăn |
0 – 6 tháng | Sữa | Bú sữa mẹ hoàn toàn: bú theo nhu cầu Dùng sữa công thức hoặc bú sữa mẹ bằng bình: Lượng sữa/ngày (ml) = Cân nặng của trẻ (kg) X 150 |
0 |
|
7 – 8 tháng | Bột 10% (100ml bột 10% pha đúng thêm 2 – 3g dầu dành cho trẻ em thường có năng lượng bằng với 100ml sữa công thức dành cho trẻ 6-12 tháng pha đúng hướng dẫn). |
Bú sữa mẹ hoàn toàn: bú theo nhu cầu Dùng sữa công thức: Lượng sữa/ngày (ml) = [Cân nặng của trẻ (kg) X 150] – lượng bột ăn trong ngày (ml) |
1 – 2 bữa (số bữa bột do mẹ chọn, nhưng giới hạn tối đa là 2 bữa/ngày) | Dung tích mỗi bữa ăn: 150ml Đậm độ năng lượng của bữa ăn: 70 - 75Kcal/100ml bột, cháo |
9 – 12 tháng | Bột (cháo) 12,5% | Bú sữa mẹ: bú theo nhu cầu Dùng sữa công thức: Lượng sữa uống trong ngày (ml) = {[Nhu cầu năng lượng cả ngày – Năng lượng cung cấp từ các bữa ăn]X100} : (60 à 75) (60 à 75Kcal là năng lượng cung cấp từ 100ml sữa mẹ, sữa công thức 2 dành cho trẻ 6 – 12 tháng) |
2 – 3 bữa (số bữa bột do mẹ chọn, nhưng giới hạn tối đa là 3 bữa/ngày) | Dung tích mỗi bữa ăn: 180-200ml Đậm độ năng lượng của bữa ăn: 90Kcal/100ml bột (cháo) |
13 – 24 tháng | Cháo 12,5 – 15% | 500 – 800ml sữa mỗi ngày | 2 - 3 bữa | Dung tích mỗi bữa ăn ≥ 200ml. Đậm độ năng lượng của bữa ăn: 100 – 120Kcal/100ml |
>24 tháng | Cơm | Lượng sữa theo khuyến nghị của VDD: 3 – 5 tuổi: 400ml/ngày 6 – 7 tuổi: 450ml/ngày 8 – 9 tuổi: 500ml/ngày 10 – 19 tuổi: 600ml/ngày (năng lượng từ sữa chiếm khoảng 25% NCNL khuyến nghị theo tuổi) |
3 bữa |
Năng lượng mỗi bữa ăn bằng 25 - 35% tổng năng lượng khẩu phần. Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng trong bữa ăn sẽ theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người VN năm 2016. Mỗi bữa ăn cần bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột – Béo – Đạm – Rau và trái cây |
Đậm độ năng lượng | Lượng bột dặm (g) |
Lượng nước (ml) |
Thành phẩm (ml) |
Năng lượng (Kcal) |
Bột 10% | 30 | 180 | 200 | 130 – 140 |
Bột 12% | 35 | 180 | 200 | 150 – 160 |
Bột 15% | 45 | 170 | 200 | 190 – 200 |
Đậm độ năng lượng | Bột gạo (g) |
Thịt/cá/tôm… (g) |
Rau/củ/trái (g) |
Chất béo (g) |
Thành phẩm (ml) |
Năng lượng (Kcal) |
Bột 10% | 20 | 20 | 20 | 5 | 200 | 140 |
Bột 12% | 25 | 25 | 20 | 5 | 200 | 160 |
Bột 15% | 30 | 30 | 25 | 5 | 200 | 200 |
Đậm độ | Gạo (g) |
Thịt/cá/tôm… (g) |
Rau/củ/trái (g) |
Chất béo (g) |
Thành phẩm (ml) |
Năng lượng (Kcal) |
Cháo loãng | 20 | 20 | 20 | 5 | 200 | 140 – 150Kcal |
Cháo sệt | 25 | 25 | 20 | 5 | 200 | 160 – 180kcal |
Cháo đặc | 30 | 30 | 25 | 10 | 200 | 200 – 250Kcal |
*200ml = 1 chén (loại thường dùng để ăn cơm).
Giá trị dinh dưỡng của 1 bữa chính của trẻ trên 24 tháng tuổi (cơm, các món khác cơm):
Tổng nhu cầu năng lượng – Năng lượng cung cấp từ sữa
Năng lượng của 1 bữa chính (Kcal) = ----------------------------------------------------------------
Số bữa ăn chính
Năng lượng của các món ăn vặt, ăn phụ:
Trẻ < 24 tháng: bữa phụ của trẻ thường là sữa và mỗi bữa sữa thường có dung tích bằng với dung tích của bữa ăn chính, năng lượng của bữa sữa thường bằng 70-90% năng lượng của bữa ăn chính.
Trẻ ở tuổi ăn cơm: bữa phụ sẽ có mức năng lượng bằng từ 5 – 15% tổng năng lượng khẩu phần, trẻ lớn ăn được gần bằng hoặc bằng người lớn thì năng lượng của mỗi bữa phụ chiếm 5 – 10% tổng năng lượng khẩu phần.
BSCK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương
Viện Phó Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TPHCM
Tài liệu tham khảo:
1.Bộ Y tế Việt Nam. 2014. Nhu cầu Dinh dưỡng Khuyến nghị cho người Việt Nam. http://asiacert.vn/pic/filelibrary/43-2014-p_635685927854191144.pdf
2.Viện Dinh Dưỡng.2014. Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi. http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/dinh-duong-cho-tre-em-duoi-5-tuoi.html
3. Bệnh viện Nhi Đồng1. Phác đồ Điều trị Nhi khoa. 2013. Các chế độ ăn thực hiện tại khoa Dinh Dưỡng. P.984-994.
4. Unicef. Early childhood nutrition.https://www.unicef.org/nutrition/early-childhood-nutrition
5. Unicef. Nutrition in middle childhood and adolescence. https://www.unicef.org/nutrition/middle-childhood-and-adolescence
6. Mayoclinic. Healthy Lifestyle. Children’s Health.2021. Nutrition for kids: Guidelines for a healthy diet.
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-depth/nutrition-for-kids/art-20049335
7. Florida Department of Health. 2013. Nutrition and Menu Planning for Children. http://www.floridahealth.gov/programs-and-services/childrens-health/child-care-food-program/nutrition/_documents/nmp-workbook-2013.pdf
8. Harvard T.H.CHAN. The Nutrition Source . Kid’s Healthy Eating Plate.
https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/kids-healthy-eating-plate/
9. Australian Goverrnment Department of Health.The Australian Dietary Guidelines. 2015. https://www.eatforhealth.gov.au/
10.Children’s Hospital Colorado. Fruit and Vegetable Servings for Children. https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/sports-articles/sports-nutrition/fruit-and-vegetable-servings-for-children/