Mẹ Cần Biết Những Dấu Hiệu Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Em

Trẻ nhỏ / 12.04.2021

Trẻ em tăng trưởng rất nhanh trong những năm đầu đời và hệ tiêu hóa là cơ quan chính hỗ trợ cho sự tăng trưởng vượt trội này. Hạn chế được những rối loạn ở đường tiêu hóa là chìa khóa giúp trẻ mau lớn và thông minh.

Nhận diện những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em
       
Táo bón là tình trạng số lần đại tiện ít hơn bình thường, phân khô - cứng, đôi khi có máu bao quanh phân do rách niêm mạc trực tràng.

Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày, không kèm sốt hoặc có sốt từ nhẹ (38oC) đến cao (trên 39oC), nôn (ói), ăn kém và sụt cân nhanh chóng do mất nước.
 
Kém hấp thu là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng được cung cấp từ khẩu phần ăn hằng ngày. Trẻ kém hấp thu thường có biểu hiện đại tiện phân lỏng có thể nhìn thấy các hạt mỡ trong phân, đau bụng mơ hồ.
       
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây nôn nhiều lần trong ngày, các biến chứng thường gặp do hiện tượng trào ngược là viêm phổi, viêm tai, mòn răng, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
       
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong ruột. Nguyên nhân của loạn khuẩn là do sử dụng kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng, trẻ thường tiêu phân lỏng sệt, đau bụng mơ hồ, chậm tăng cân hoặc sụt cân.
      
Nhiễm khuẩn đường ruột xảy ra khi trẻ tiếp xúc với vật dụng dơ, thức ăn bị nhiễm khuẩn, nguồn nước kém vệ sinh hoặc người đang bị nhiễm trùng đường ruột. Bệnh có biểu hiện đi tiêu nhiều lần, phân lỏng có lẫn đàm - máu, có thể có sốt và mất nước nặng (môi khô, khát nước, mắt trũng, thóp lõm, khóc không có nước mắt, bỏ ăn, kém tiếp xúc). 


                                                                                                                    Ành minh họa: Internet

Giải pháp phòng ngừa và giảm rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Dùng thực phẩm có bổ sung hệ Synbiotics (Probiotic - Prebiotic)

Vi khuẩn có lợi Bifidobacterium (Probiotic):
Khi trẻ mới sinh ra, hệ vi khuẩn ruột được hình thành với sự hiện diện của các vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại và vi khuẩn cơ hội; số lượng vi khuẩn trong đường ruột của mỗi người ước tính có đến 100.000 tỉ con.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh vi khuẩn Bifidobacterium có những tác động diệu kỳ sau đây tại đường tiêu hóa:
- Giảm tình trạng kém dung nạp đường lactose bằng cách tạo ra men lactase.
- Tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất của đường ruột.
- Kích hoạt và huấn luyện hệ thống miễn dịch tại ruột.
- Ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn có hại.
- Cân bằng hệ khuẩn ruột sau khi trẻ sử dụng kháng sinh.
- Giảm táo bón bằng cách điều hòa nhu động ruột.
FOS/Inulin (Prebiotic) - Bạn thân của Bifidobacterium:
FOS/Inulin là chất xơ hòa tan có nhiều tác động hữu ích trong lòng ruột, như:
- Làm trơn và giữ nước trong khối thức ăn khi di chuyển dọc đường ruột tạo sự mềm mại cho khối phân.
- Là thức ăn nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi (Probiotics).
- Gắn kết với các axít mật trong ruột làm giảm nhủ tương hóa chất béo của thức ăn.

Từ những tác động trên, FOS/Inulin được khẳng định có vai trò trong phòng ngừa tiêu chảy, phòng ngừa các rối loạn đường tiêu hóa do loạn khuẩn và giảm táo bón.

BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Hương

Theo dõi