Những Sai Lầm Trong Phát Triển Trí Não Con

Trẻ nhỏ / 10.04.2021

Bỏ qua giai đoạn thai kỳ

Chúng ta biết, hệ thần kinh của trẻ bắt đầu hình thành ngay từ khi thụ thai và sẽ phát triển nhanh từ tuần lễ thứ 8 của thai kỳ. Khi sinh ra, não trẻ bằng 25% trong lượng não trưởng thành. Đến 1 tuổi, não trẻ đạt 70-75%, đến 2 tuổi đạt 80% và đến 6 tuổi gần như đạt 100% trọng lượng não người lớn. Như vậy, giai đoạn từ khi mang thai cho tới suốt 6 năm đầu đời chính là giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ. Do đó, nếu muốn con thông minh và khỏe mạnh, mẹ cần chăm sóc nuôi dưỡng con tốt ngay từ khi biết mình có thai.

Chỉ tập trung bổ sung DHA, bỏ qua hệ tiêu hóa

Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng nếu bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ em, đó là: chất đạm, i-ốt, sắt, DHA, ARA, Taurin, Cholin, Lutein, kẽm, magiê, vitamin nhóm B… Tuy nhiên, các dưỡng chất này muốn được hấp thu tối đa vào cơ thể, đòi hỏi trẻ phải có một nền tảng tiêu hóa tốt. Vì vậy, các mẹ lưu ý là không chỉ cần bổ sung cho con đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, các dưỡng chất cho trí não, mà còn cần giúp con luôn có đường tiêu hóa thực sự khỏe mạnh.


                                                                                                               Ảnh minh họa: Internet

Hệ tiêu hóa khỏe giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn, phát triển trí não tốt hơn

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn và chỉ 15% hại khuẩn tại ruột. Hệ vi khuẩn ruột đã xuất hiện ngay từ lúc bé chào đời. Tùy theo độ tuổi, phương pháp sinh, cách thức nuôi dưỡng, tác động từ môi trường hoặc việc sử dụng kháng sinh sớm mà hệ vi khuẩn ruột của con sẽ thay đổi. 
Prebiotics là loại chất xơ thực phẩm không tiêu hóa được và là nguồn thức ăn chính cho các lợi khuẩn thường trú có trong đường ruột của trẻ, đặc biệt là các khuẩn Bifidobacteria và Lactobacillus, giúp làm tăng các lợi khuẩn. Các lợi khuẩn này bên cạnh tác dụng tạo ra hàng rào bảo vệ dọc theo đường tiêu hóa, sản sinh các kháng chất kháng khuẩn, tạo môi trường axit giúp giảm sự phát triển của khuẩn gây bệnh, giúp tăng cường miễn dịch ở ruột và toàn cơ thể, còn có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa hấp thu, giúp tăng cường hấp thu các dưỡng chất tại ruột như canxi, sắt, magiê và nhiều khoáng chất khác, đồng thời tăng tổng hợp vitamin nhóm B, vitamin K cho cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng, trung hòa các độc tố được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa (như nôn trớ, đau bụng, táo bón, tiêu chảy...), đồng thời cũng giúp giảm các nguy cơ dị ứng của trẻ (như hen, mề đay, mẫn ngứa, chàm…).
Khi lợi khuẩn chiếm hầu hết vị trí trong đường ruột của bạn, các vi khuẩn gây hại (hại khuẩn) sẽ ít có cơ hội phát triển, bị đói và suy yếu. Ngược lại, nếu số lượng vi khuẩn có lợi giảm dần, vi khuẩn gây hại sẽ có cơ hội phát triển và gây bệnh. 

Tóm lại, việc giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh rất quan trọng, giúp trẻ không chỉ phòng chống được các bệnh nhiễm khuẩn, các rối loạn đường tiêu hóa, mà còn giúp cho trẻ tăng cường tiêu hóa, hấp thu tốt các dưỡng chất quý, nhờ vậy trẻ sẽ tăng trưởng, phát triển trí não và thể chất toàn diện hơn.
 

ThS. BS. Trần Thị Hồng Loan
Chuyên gia Dinh dưỡng Cấp cao

 

Theo dõi